Thừa cholesterol không phải là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ Khi mối quan hệ giữa hàm lượng cholesterol LDL trong máu và bệnh tim không rõ ràng, thì việc đo hàm lượng triglyceride trong máu để xác định nguy cơ đột quỵ quan trọng hơn. Vì hàm lượng triglyceride trong máu dự […]
Thừa cholesterol không phải là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ
Khi mối quan hệ giữa hàm lượng cholesterol LDL trong máu và bệnh tim không rõ ràng, thì việc đo hàm lượng triglyceride trong máu để xác định nguy cơ đột quỵ quan trọng hơn. Vì hàm lượng triglyceride trong máu dự báo được nguy cơ đột quỵ rõ ràng hơn cholesterol LDL.
Vậy triglyceride là gì : Theo nghiên cứu trên Tạp chí Đột quỵ (Hoa Kỳ), so sánh 774 phụ nữ trung niên và cao tuổi ở Mỹ đã trải qua cơn đột quỵ hơn 8 năm và những phụ nữ không bị đột quỵ ở cùng độ tuổi thì ¼ phụ nữ có hàm lượng triglyceride trong máu cao đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao hơn 56% so với ¼ phụ nữ có hàm lượng triglyceride thấp nhất.
Con số trên có thể không chứng minh được rằng triglyceride là nguyên nhân gây đột quỵ, nhưng khi các nhà nghiên cứu của Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã xem xét và phân tích lại các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác như cao huyết áp, tiểu đường… thì kết quả vẫn như vậy. Do đó, Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã xem triglyceride chính là yếu tố rủi ro cao nhất gây đột quỵ (hàm lượng triglyceride trong máu ở mức 150 – 199 mg/dL được xem là khá cao và từ 200 mg/dL trở lên là thật sự cao).
Ngoài triglyceride, IDL cholesterol (lipoprotein tỉ trọng trung gian) cũng là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. ¼ phụ nữ trong nghiên cứu có hàm lượng IDL cholesterol cao trong máu thì nguy cơ đột quỵ cao hơn 46% so với ¼ phụ nữ còn lại có chỉ số IDL cholesterol thấp nhất. Và nồng độ VLDL cholesterol (liprotein tỉ trọng rất thấp) càng lớn thì nguy cơ đột quỵ cũng càng cao.
Nhưng những phát hiện gần đây cho thấy hàm lượng cholesterol toàn phần và cholesterol LDL có thể thật sự không đủ để dự đoán nguy cơ đột quỵ nhất là đột quỵ thiếu máu cục bộ.
Kiểm tra hàm lượng các chất béo khác trong máu ngoài các chất gây đột quỵ truyền thống (cholesterol LDL) có ích hơn đối với những bệnh nhân thuộc dạng “nguy cơ trung gian”. Tức những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ trên mức trung bình (do các yếu tố như tuổi tác, cao huyết áp…) nhưng vẫn chưa thuộc nhóm có nguy cơ đột quỵ cao, nhất là những người đang sử dụng thuốc aspirin hoặc thuốc làm giảm cholesterol hàng ngày.
Tuy nhiên, xét nghiệm thêm đồng nghĩa với tốn chi phí về tiền bạc hơn. Đồng thời, do hàm lượng cholesterol, VLDL và IDL có thể thay đổi do chế độ ăn uống và vận động. Đặc biệt là hàm lượng triglyceride rất dễ thay đổi khi đổi thay lối sống. Chẳng hạn như giảm hấp thu calo, tinh bột, rượu bia, các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hoặc thay thế các chất béo có hại bằng các chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu oliu, dầu cá… hay vận động thường xuyên thì hàm lượng triglyceride cũng sẽ giảm. Vì vậy, không nhất thiết phải kiểm tra VLDL, IDL… ở tất cả mọi người.