Người lớn tuổi, mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, uống nhiều bia, rượu có nguy cơ mỡ máu cao, đột quỵ.
Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Vĩnh Bình, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết lối sống thiếu khoa học là nguyên nhân phổ biến khiến mỡ máu dư thừa. Tuy nhiên, yếu tố di truyền từ gia đình, các tình trạng bệnh lý khác... cũng có thể làm mỡ máu tăng cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Người bệnh đái tháo đường type 2: Bệnh đái tháo đường type 2 làm giảm nồng độ cholesterol tốt (HDL-c) và tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL-c) trong cơ thể. Từ đó, làm rối loạn thành phần mỡ máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Béo phì: Gây ra tình trạng gia tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt. Nồng độ cholesterol xấu cao, người bị béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường.
Giới tính: Sau mãn kinh, phụ nữ đối mặt với nguy cơ tăng mỡ máu do sự mất cân bằng nội tiết tố khiến hàm lượng cholesterol xấu tăng lên.
Tuổi tác: Mỡ máu có xu hướng tăng lên khi bạn già đi. Đàn ông từ 45 tuổi trở lên và phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mỡ máu cao, dễ mắc bệnh tim mạch.
Yếu tố di truyền: Mỡ máu tăng cao không rõ nguyên nhân có thể do bạn thừa hưởng gene di truyền gọi là tăng cholesterol máu gia đình (FH), dẫn đến nồng độ LDL-cholesterol cao bẩm sinh. Tình trạng này ít gặp nhưng nếu không được điều trị có thể trầm trọng hơn theo thời gian.
Người có chế độ ăn không lành mạnh: Tiêu thụ thực phẩm nhiều cholesterol, nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể góp phần làm dư thừa mỡ máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Người uống rượu bia: Uống nhiều rượu, bia làm tăng LDL-c và triglyceride, dẫn đến tăng mỡ máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ.
Hút thuốc: Hơn 7.000 độc chất có trong khói thuốc làm tổn thương mạch máu khiến cho chất béo dễ bám vào. Hút thuốc cũng có thể làm giảm cholesterol tốt, góp phần làm tăng mỡ máu.
Không hoạt động thể chất: Thói quen ít vận động có thể gây tăng cân, dẫn đến tích tụ mỡ.
Bác sĩ Vĩnh Bình cho biết mỗi người cần giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong thức ăn, tăng lượng chất xơ 25-30 g mỗi ngày (tương đương 300 g rau củ). Ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3, thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Giảm cân, bỏ thuốc lá, uống, rượu bia có chừng mực nhằm hỗ trợ kiểm soát mỡ máu cao.
Nguyên nhân khiến mỡ máu cao gây bất lợi cho sức khỏe là do cholesterol xấu thừa sẽ lắng đọng trong thành mạch máu, hình thành mảng xơ vữa, dẫn đến tắc nghẽn động mạch gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đồng thời, cholesterol tốt giảm, hạn chế khả năng vận chuyển mỡ máu thừa trong máu về lại gan xử lý.
Bổ sung hoạt chất sinh học thiên nhiên GDL-5 với thành phần Policosanol thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ giảm LDL-c và tăng HDL-c, giúp điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
Thực phẩm góp phần quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol, làm tăng hoặc giảm cholesterol trong cơ thể. Hải sản có hàm lượng cholesterol cao, nhất là loại giáp xác. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tôm là hải sản chứa nhiều cholesterol nhất, với 59,8 mg trong mỗi khẩu phần 28 g nấu chín. Khẩu phần này ở tôm hùm là 41,4 mg, cua có 29,8 mg cholesterol.
Động vật thân mềm như sò điệp có hàm lượng cholesterol thấp hơn động vật giáp xác. Lượng cholesterol trong mỗi khẩu phần 28 g nghêu nấu chín là 19 mg, sò điệp hấp khoảng 11,6 mg.
Cá có lượng cholesterol thấp hơn nhiều so với động vật giáp xác. Cá ngừ trắng đóng hộp có 8,8 mg, cá rô phi nấu chín có 16,2 mg, cá tuyết nấu chín chứa 17,3 mg cholesterol trong mỗi khẩu phần 28 g.
Mặc dù hải sản chứa cholesterol cao nhưng chúng lại rất ít chất béo bão hòa - yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim. Ngoài ra, hải sản còn rất giàu vitamin cùng khoáng chất thiết yếu như protein, canxi... đặc biệt là axit béo omega-3. Những axit béo này tốt cho tim, não và sức khỏe tổng thể của người bệnh mỡ máu cao như ba của bạn.
Các loài có vỏ như tôm, cua, trai, hàu còn chứa chất chống oxy hóa và axit amin taurine hỗ trợ giảm mức LDL trong máu. Khi ăn ở mức độ vừa phải, hải sản có thể giúp kiểm soát cholesterol, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lượng cholesterol được khuyến nghị ở người trưởng thành là 300 mg mỗi ngày và ăn hải sản có thể cung cấp lượng cholesterol phù hợp mà cơ thể cần.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị nên ăn hai khẩu phần cá mỗi tuần. Mỗi khẩu phần tương đương 85 g cá nấu chín hoặc khoảng 3/4 chén cá có vảy. Nên ưu tiên các loại cá béo như cá hồi, cá cơm, cá trích, cá mòi, cá tuyết đen, cá thu, cá ngừ vây xanh vì chúng nhiều axit béo omega-3.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể tiêu thụ 2-3 phần (mỗi khẩu phần 113 g) hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp mỗi tuần. Chúng bao gồm tôm, cua, mực, cá hồi, cá bơn, cá cơm, cá chim, cá tuyết...
Cách chế biến hải sản như tẩm bột, chiên, bơ và sốt có thể làm tăng cholesterol trong máu. Do đó, nên hạn chế và thay thế bằng các cách nấu nướng có lợi cho tim như hấp, luộc, nấu canh...
Béo phì là một loại bệnh phức tạp, phát sinh do sự tích tụ quá mức chất béo trong cơ thể, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoại hình mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao và khó thở.
Khái niệm về béo phì và thừa cân là hoàn toàn khác biệt. Thừa cân đề cập đến tình trạng cơ thể có cân nặng vượt quá mức bình thường so với chiều cao, không chỉ bởi chất béo mà còn do dư thừa nước hoặc cơ bắp. Béo phì chủ yếu là kết quả của sự dư thừa mỡ và chất béo trong cơ thể.
CÁCH TÍNH CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ BMI
Để tính chỉ số BMI, ta sử dụng công thức sau:
Trong đó, cân nặng được tính bằng kilogram và chiều cao được tính bằng mét.
Ví dụ: Nếu bạn có chiều cao là 1,7 mét và cân nặng là 65 kilogram, thì chỉ số BMI sẽ là:
GIẢI THÍCH CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ BMI
Theo phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO), chỉ số BMI của người châu Á từ 18,50 đến 22,9 kg/m² được coi là cân nặng bình thường. Còn dưới 18,5 là nhẹ cân, từ 23 đến 24,9 là thừa cân và từ 25 trở lên là béo phì.
Theo phân loại quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số BMI dưới 18,5 là nhẹ cân, từ 18,5 đến 24,9 là bình thường, từ 25 đến 29,9 là thừa cân và từ 30 trở lên là béo phì.
Chỉ số BMI có thể đánh giá chính xác trọng lượng cơ thể ở hầu hết người lớn từ 19 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nó không áp dụng cho những người có cơ bắp phát triển (ví dụ như vận động viên, người tập thể hình), phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người mất khối lượng cơ.
Đối với trẻ em từ 5 đến 19 tuổi, việc giải thích chỉ số BMI sẽ phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi cụ thể, dựa trên bảng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bạn cũng có thể tự tính chỉ số BMI tại đây
BMI càng cao, tức là có càng nhiều chất béo dư thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, mức độ chất béo trong cơ thể có thể khác nhau ngay cả khi hai người có cùng chỉ số BMI.
Dù có cùng chỉ số BMI, nhưng:
Phụ nữ thường có nhiều chất béo trong cơ thể hơn nam giới.
Chủng tộc và dân tộc khác nhau có thể có lượng chất béo trong cơ thể khác nhau.
Trung bình, người lớn tuổi có nhiều chất béo trong cơ thể hơn so với người trẻ tuổi.
Vận động viên và những người lao động chân tay thường có ít chất béo trong cơ thể hơn so với những người không vận động nhiều.
Bệnh béo phì gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn cơ xương khớp, ung thư, suy giảm trí nhớ và nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, béo phì còn làm giảm khả năng hô hấp, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, kháng insulin và ảnh hưởng đến tâm lý.