Tại sao béo phì lại dẫn đến bệnh tiểu đường? Tiểu đường týp 2 là bệnh liên quan đến quá trình chuyển hóa; trong đó, glucose – một loại đường trong máu có chức năng cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của các tế bào, không được vận chuyển hiệu quả […]
Tại sao béo phì lại dẫn đến bệnh tiểu đường?
Tiểu đường týp 2 là bệnh liên quan đến quá trình chuyển hóa; trong đó, glucose – một loại đường trong máu có chức năng cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của các tế bào, không được vận chuyển hiệu quả vào các tế bào để được chuyển hóa hoặc dự trữ. Trong nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, tình trạng béo phì nội tạng là một nguy cơ rất đáng quan tâm. Lý giải cho việc tình trạng duy trì lượng mỡ thừa ở vùng bụng có ảnh hưởng lên khả năng chuyển hóa đường còn nhiều điều khó hiểu và phức tạp.
Mối tương quan giữa insulin và glucose
Tế bào beta thuộc tuyến tụy nằm ở vùng Langerhans là nơi duy nhất trong cơ thể dùng để giải mã mã di truyền liên quan đến việc sản xuất insulin. Lượng glucose trong những tế bào vùng này tăng sẽ điều khiển sự phóng thích insulin. Trong điều kiện sức khỏe bình thường, insulin giúp loại bỏ glucose khỏi máu và chuyển glucose vào gan và vào những cơ xương. Insulin được gắn vào thụ thể tiếp nhận ở bề mặt tế bào. Ở bên trong tế bào, một chuỗi những sự kiện liên tiếp xảy ra thông báo cho những chất vận chuyển glucose về sự có mặt của insulin. Những chất vận chuyển này sẽ vận chuyển glucose vào trong tế bào. Ngoài ra, insulin cũng ngăn chặn việc phóng thích chất béo vào máu và thúc đẩy việc dự trữ chất béo trong mô mỡ.
Tình trạng béo phì nội tạng, chứng viêm và tính kháng insulin
Mỡ được tạo ra trong cơ thể khi việc hấp thu năng lượng vượt trội hơn việc sử dụng. Ở người béo phì, việc hấp thụ năng lượng áp đảo khả năng dự trữ năng lượng bình thường của cơ thể, đỉnh điểm là chất béo trong máu gia tăng và duy trì. Điều này gây nên đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Nếu tình trạng béo phì nội tạng kéo dài sẽ dẫn đến việc những enzyme vận chuyển chất béo đang hoạt động sẽ chuyển những chất béo được dự trữ trước đây vào trong máu. Để chặn việc gia tăng chất béo trong máu, cơ thể sẽ tích trữ dần dần chất béo vào trong gan và cơ xương.
Tính kháng insulin xảy ra khi hoạt động phối hợp giữa insulin và các chất vận chuyển glucose vào tế bào bị thất bại, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng. Những sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ cũng gây trở ngại trong việc vận chuyển glucose. Ngoài ra, chứng viêm xảy ra trong tế bào mỡ cũng làm xáo trộn chức năng và hoạt động bình thường của tế bào mỡ.
Béo phì và sự hoạt động bất thường của tế bào beta
Ở bệnh nhân tiểu đường, việc tăng đường huyết kéo dài sẽ khiến những tế bào beta đẩy nhanh việc sản xuất insulin. Tuy nhiên, tế bào beta bị kiệt sức do áp lực kéo dài, dẫn đến giảm khả năng sản xuất insulin. Hoạt động kém của tế bào beta ở bệnh nhân tiểu đường được giả định là do quá trình tiếp xúc kéo dài với những chất béo dư thừa sẽ gây nên hoạt động bất thường của tế bào/tế bào chết; hoặc là có sai sót di truyền đã tồn tại trước đó ngăn chặn khả năng chỉnh sửa tính kháng insulin của tế bào.