Với sự tốc độc phát triển nhanh của xã hội hiện đại và cùng với lối sống sinh hoạt vội vã, benh gut đã được hình thành, do các tác động của môi trường và do cách sinh hoạt hàng ngày, căn bệnh này đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người, vậy nên […]

Với sự tốc độc phát triển nhanh của xã hội hiện đại và cùng với lối sống sinh hoạt vội vã, benh gut đã được hình thành, do các tác động của môi trường và do cách sinh hoạt hàng ngày, căn bệnh này đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người, vậy nên hiểu rõ về bệnh cũng đồng thời là lời nhắc nhở để có biện pháp phòng ngừa và có thể phát hiện bệnh sớm, đồng thời có biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả, việc này đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Bệnh gout còn được xác định là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể muối urat ở các khớp xương, bệnh thường khởi phát nhiều hơn ở nam giới tuổi từ 40 – 60 và ở nữ giới sau thời kì mãn kinh. Và tần suất xuất hiện của bệnh gút thì tăng đáng kể, nhất là theo tuổi và sự tương quan tỉ lệ thuận với sự gia tăng của nồng độ acid uric trong huyết thanh.

1. Phân loại bệnh gút.

Bệnh được chia làm 3 loại:

– Gút nguyên phát: Là bệnh chiếm đa số các trường hợp và chưa rõ nguyên nhân. Bệnh thường gặp nhất ở nam giới tuổi trung niên, gặp nhiều nhất ở những người có thói quen uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thức ăn chứa purine.

– Gút thứ phát: Bệnh gây ra bởi những hậu quả của sự tăng acid uric máu gây tăng sản xuất acid uric máu, giảm thải qua thận hoặc cả hai.

– Gút bẩm sinh: Đây là căn bệnh được di truyền do sự biến đổi bất thường về gen của những đứa trẻ có cha mẹ bị gút.

Một số điều cần lưu ý về căn bệnh gút

Một số điều cần lưu ý về căn bệnh gút

2. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu dẫn tới bệnh gút

– Hiện nay, theo nghiên cứu thống kê có khoảng 5-20% các bệnh nhân có acid uric máu cao sẽ mắc bệnh gout. Nồng độ acid uric máu được quyết định bởi sự cân bằng giữa hai quá trình sản xuất và đào thải.

– Một số yếu tố nguy cơ của khác của bệnh gút như:

  + Nam giới đang trong tuổi trung niên

  + Phụ nữ sau mãn kinh

  + Người uống nhiều rượu bia

  + Có hội trứng béo phì, hội chứng chuyển hóa và tăng acid uric máu kéo dài.

  + Tiền sử gia đình bị mắc bệnh gút và sử dụng lâu dài các thuốc gây tăng acid uric máu.

3. Triệu chứng của bệnh gout

– Cơn viêm khớp gút cấp.

– Cơn viêm khớp gút cấp đầu tiên thường xảy ra ở nam giới tuổi từ 40-60 và nữ sau mãn kinh.

– Có tới khoảng 80-90% những cơn gút đầu tiên sẽ xảy ra trước nhất khớp ngón chân cái. Kế đến là các khớp khác.

– Những yếu tố khởi phát cơn gút cấp là:

  + Mới đầu cơn đau thường xuất hiện tự phát hoặc sau những bữa ăn nhiều protein, do gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh hoặc do các chấn thương, … đặc biệt nhất là sau khi uống rượu bia, nhưng thường bị nhầm với chấn thương như bong gân nên bị bỏ qua.

– Dấu hiệu của bệnh: Cảm giác tê, ngứa, hoặc cứng khớp ở ngón chân cái hoặc tại cảm giác ở các khớp bị viêm sau đó.

– Đa số những cơn gút cấp đều gõ cửa người bệnh đột ngột vào ban đêm và tại chỗ khớp viêm biểu hiện dễ thấy là sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động, đôi khi đau đến mức khiến người bệnh không ngủ được.

chữa bệnh gout

– Cả cơ thể uể, mệt mỏi, ăn kém, sốt cao…

– Biểu hiện của bệnh viêm nhiều khớp cấp tính thường không đối xứng, nó thường xuất hiện ở chi dưới, nhưng tính chất viêm không dữ dội.

– Gút mãn tính:

+ Là hậu quả của tình trạng do mất cân bằng giữa sự đào thải và sản xuất acid uric, hậu quả là dẫn đến sự dư thừa quá mức và làm lắng đọng các hạt tinh thể urat trong khớp, lắng đọng ở màng hoạt dịch và gân cơ

4. Cải thiện tình trạng bệnh gút:

– Thay đổi lối sống, sinh hoạt:

  + Trong giai đoạn các khớp xương đang bị viêm cấp, người bệnh nên để cho khớp của mình nghỉ ngơi, những lúc như thế này nên hạn chế vận động.

  + Đợi đến khi đã qua cơn thì bệnh nhân lại trở về với sinh hoạt điều độ bình thường, nhưng nên lưu ý là tránh stress, tập thể dục đều đặn, nhất là luôn duy trì BMI trong giới hạn bình thường.

– Thay đổi chế độ ăn uống:

  + Trước tiên là hạn chế những thức ăn chứa nhiều purin, sau đó tránh sử dụng rượu bia.

  + Ăn nhiều rau xanh, nhớ uống nhiều nước khoáng có kiềm.

– Tiếp đó bạn nên tránh dùng một số thuốc có thể làm tăng acid uric máu (thước lợi tiểu, aspirin liều thấp và corticoid kéo dài).

– Chính sự lắng đọng của các tinh thể urat tại khớp và các mô mềm xung quanh khớp là hung thủ gây phá hủy sụn khớp, đầu xương và gây ra tình trạng thoái hóa khớp thứ phát, việc này sẽ làm dính khớp, cứng khớp làm biến dạng khớp.

Kết luận: Việc tăng acid uric máu không có triệu chứng chính là tình trạng tăng nồng độ acid uric máu tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, bởi vì triệu chứng này không chuyển hóa thành gút.

Một điều nữa là khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng các thuốc hạ acid uric máu để hỗ trợ điều trị tăng acid uric máu mà nên tìm và giải quyết các nguyên cùng các yếu tố liên quan như: béo phì, tăng lipid máu, lạm dụng rượu, hay sử dụng các thuốc và nhất là thuốc tăng huyết áp.

Save