Chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn mỡ máu Rối loạn chuyển hóa mỡ máu gây ra nhiều bệnh như đái tháo đường, Goutte (Gout, gút), và đặc biệt là tăng mỡ máu. Chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm rối loạn mỡ máu góp phần không nhỏ tỷ lệ tử […]
Chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn mỡ máu
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu gây ra nhiều bệnh như đái tháo đường, Goutte (Gout, gút), và đặc biệt là tăng mỡ máu. Chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm rối loạn mỡ máu góp phần không nhỏ tỷ lệ tử vong do tai biến mạch não, tăng huyết áp trong cộng đồng, đặc biệt là người cao tuổi.
Rối loạn mỡ máu là bệnh lý rối loạn chuyển hóa phổ biến hiện nay, được biểu hiện sớm trên 2 chỉ số sinh hóa là tăng đơn thuần hay phối hợp cả Triglicerid, Cholesterol. Hậu quả của rối loạn chuyển hóa mỡ máu gây nhiều tác động xấu tới các hệ cơ quan: Tim mạch, tiêu hóa,…
Chẩn đoán sớm bệnh rối loạn mỡ máu:
a. Người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu cao:
– Có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, ăn vặt nhiều.
– Đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư
– Có tiền sử gia đình.
– Nữ tuổi tiền mãn kinh, sau mãn kinh, người cao tuổi,..
– Thừa cân, sử dụng rượu – bia thường, thuốc lá,…
– Lười vận động.
b. Biểu hiện lâm sàng rối loạn mỡ máu trong giai đoạn sớm:
– Tăng huyết áp.
– Thừa cân, thừa mỡ, hình thể béo bụng,…
c.Rối loạn mỡ máu cận lâm sàng:
– Xét nghiệm chẩn đoán sớm: Sử dụng các chỉ số:
+ Triglicerid: > 2,3 mmol/l.
+ Cholesterol: > 5, 2 mmol/l.
+ HDL –C ( Cholesterol tốt): < 0,9 mmol/l
+ LDL – C ( Cholesterol xấu): > 3,4 mmol/l
– Xét nghiệm chẩn đoán biến chứng của tăng mỡ máu:
+ Siêu âm Doppler mạch máu: Đánh giá mức độ tổn thương lòng mạch máu do lắng đọng Cholesteron,..
+ Đánh giá các cơ quan: Gan nhiễm mỡ qua siêu âm, thiếu máu cơ tim qua điện tâm đồ,…
Điều trị rối loạn mỡ máu sớm:
a. Thay đổi chế độ ăn: Đủ no, đủ chất, đủ năng lượng, hạn chế lượng mỡ trong đồ ăn
– Hạn chế lượng mỡ động vật, phủ tạng động vật, sưa nguyên chất, bơ, phô mai,…
– Tăng cường đồ ăn: Cá, thịt đỏ; ăn cá loại rau – hoa quả ( Giá đỗ, lạc, súp – lơ, nho, táo, bưởi, rau diếp cá, nấm hương, quả óc chó…)
– Tăng cường đồ ăn nhiều chất xơ hòa tan: Khoai lang, khoai tây, bí đao, lúa mạch, đậu khô…
– Luôn để bụng có cảm giác no nếu bạn hay ăn vặt bằng cách tăng cường uống nước trắng, không dùng đồ uống ngọt.
b. Thay đổi cường độ lao động, vận động:
– Tăng cường vận động, tập thể dục, thể thao bằng các bài tập cho cơ, tiêu mỡ.
– Tăng cung cấp nước, chất khoáng, vitamin ngay sau tập, tránh hiện tượng đói sẽ ăn bù năng lượng.
c. Bổ sung các sản phẩm, dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên:
– Các sản phẩm có khả năng làm giảm mỡ máu: Các sản phẩm chức năng hiện nay có rất nhiều trên thị trường của các hãng: Amway, Herbalife có hiệu quả nhưn lại đắt tiền, kinh doanh theo hình thức đa tầng gây trở ngại tiếp cận sản phẩm một cách đại trà. Song nước ta có thể thay thế bằng các sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, giá thành rẻ, an toàn, hiệu quả cao: Tinh lá sen, giảo cổ lam,.. Đây là các sản phẩm có thể dùng cho các bệnh nhân có tăng mỡ máu ở mức độ thấp hoặc phối hợp, hỗ trợ cho các bệnh nhân phải sử dụng thuốc hạ mỡ máu.
d. Dùng thuốc, theo đơn của chuyên khoa: Nếu các bạn có mỡ máu tăng cao, hoặc tăng mỡ máu đã có biến chứng về mạch máu, huyết áp thì hãy đi khám tại bệnh viện, trung tâm y tế để được điều trị
Phòng tránh rối loạn mỡ máu:
– Tránh, điều trị tốt đái tháo đường khi mang thai.
– Trẻ nhỏ cần cho ăn đúng bữa, đủ chất, đủ năng lượng theo giai đoạn phát triển. Tránh cho trẻ ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt, đồ nhiều tinh bột,…
– Xây dựng chế độ ăn đủ chất, đủ không thừa năng lượng sau khi hết tuổi trưởng thành.
– Tập thể dục thể thao thường xuyên hoặc thư giãn bằng: Đi bộ, tập thái cực quyền,…
– Kiểm tra định kỳ mỡ máu trong các đợt khám sức khỏe.
– Bổ sung thường xuyên: Vitamin D,Vitamin K2, Vitamin C,…
– Sử dụng đồ uống: Trà xanh, Cacao, các sản phẩm chiết xuất từ tinh lá sen, giảo cổ lam, sơn tra dạng bột,…