Bệnh tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì? I. Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với tập thể dục sẽ giúp bạn tăng cường kháng thể và giúp cơ thể ngăn ngừa, kiểm soát lượng đường trong máu. Con đường ngắn nhất […]

Bệnh tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì?

I. Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với tập thể dục sẽ giúp bạn tăng cường kháng thể và giúp cơ thể ngăn ngừa, kiểm soát lượng đường trong máu. Con đường ngắn nhất để ngăn chặn bệnh tiểu đường tới ghé thăm, là thay đổi một vài thói quen hàng ngày của bạn, và nếu làm được, đồng thời duy trì những thói quen này mỗi ngày bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường mãi mãi.

1.Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

-Bổ sung chất xơ

Chất sơ là thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chất xơ là thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

+ Cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu của bạn bằng cách đơn giản là tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn.
+ Chất xơ chứa rất nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, và đậu lăng, hay các loại trái cây. Chất xơ sẽ giúp hạ cholesterol và cân bằng lại nồng độ đường trong máu.
– Ăn ngũ cốc nguyên hạt:
+ Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn cung cấp chất xơ và carbohydrates dồi dào, vì vậy hãy sử dụng nó hằng ngày.
+ Ngoài bổ sung chất xơ thì ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp cho cơ thể các vitamin cần thiết và khoáng chất thiết yếu.

– Chọn chất béo tốt

+ Những chất béo không no được tổng hợp từ các loại hạt là lựa chọn sáng suốt cho công tác phòng chống bệnh tiểu đường.
+ Vì những hầu hết những chất béo từ thức ăn nhanh, đồ hộp và thực phẩm chiên, nướng có thể làm cho bạn tăng cân và, đây là nguyên nhân chính làm lượng cholesterol trong máu cao và là thủ phạm gây bệnh tiểu đường.

– Uống sữa

+ Chất carbohydrates và protein trong sữa giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt.
+ 1 ly sữa vào bữa sáng và chiều là phương pháp ăn uống hiệu quả trong chế độ ăn uống hàng ngày để đẩy lùi đái đường của bạn.

bệnh đái tháo đường
+ Các sản phẩm từ sữa khác cũng là một lựa chọn tốt như sữa đông, bơ mềm và pho mát. Lưu ý, hãy chọn loại sữa sử dụng hằng ngày là sữa ít béo, vì lượng chất béo không lành mạnh trong sữa sẽ làm tăng chất béo hấp thụ, và gây tăng cân.

– Ăn sữa chua

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra rằng, bổ sung những thức uống có chứa probiotic vào trong chế độ ăn của bạn, sẽ giúp ngăn ngừa kháng insulin.

2.Những việc người đái tháo đường cần quan tâm.

– Cân bằng lại cân nặng.

+ Điều này nghe có vẻ không đáng tin, nhưng thực chất hầu hết các loại bệnh đều ít nhiều liên quan đến cân nặng.
+ Đặc biệt là những người thừa cân hoặc béo phì sẽ rất dễ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
+ Thừa cân có thể làm tăng lượng cao đường trong máu của bạn, đồng thời làm tăng huyết áp và nâng cao khả năng mắc cá bệnh về tim mạch.
+ Vì vậy, để giảm đường, hãy giảm cân, và duy trì chỉ số BMI ở mức ổn định để có một thân hình cân đối.

– Tăng cường vận động

+ Bên cạnh việc giảm cân thì các hoạt động thể chất ngoài trời cũng là rất cần thiết để giữ sức khỏe.
+ Vì vậy hãy thử chơi những môn thể thao không đòi hỏi cường độ mạnh và thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, đồng thời phòng tránh bệnh đái đường.

Tăng cường vận động giúp điều trị đái tháo đường

Tăng cường vận động giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường

II. Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

1.Nói không với đồ ăn rán hoặc chiên

+ Những đồ ăn rán hay chiên bản thân chúng có chứa lượng dầu mỡ lớn, có thể phá hủy các động mạch của bạn, đồng thời làm tăng cholesterol và tăng thêm chát béo trong cơ thể gây nguy cơ tăng cân hoặc béo bụng.
+ Bạn nên ăn nhiều đồ nuộc hơn, nếu làm một món xào hoặc nướng thì hãy hạn chế tối thiểu lượng dầu ăn đổ vào.

2.Tránh xa đường tinh luyện:

+ Đường tinh luyện là tác nhân gây ra chỉ số đường huyết của bạn cao, cũng có nghĩa là đây chính là nguồn cung cấp cho cơ thể của bạn nhiều glucose, nếu bạn sử dụng nó một thời gian dài sẽ làm tăng sự tích tụ mỡ.
+ Nhiều người bị tiểu đường vẫn có thể ăn đường trong bánh bánh, tuy nhiên tốt nhất là bạn không nên ăn quá nhiều và chỉ nên ăn ở giới hạn mà cho phép, nếu không muốn những trục trặc xảy ra.

3.Ăn ít muối lại.

+ Không chỉ với riêng người bệnh đái đường mà là một lời khuyên chung cho một sức khỏe lành mạnh. Và đặc biệt là kiểm soát lượng muối bạn ăn vào sẽ giúp kiểm soát tốt huyết áp
+ Cao huyết áp làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, đây là biến chứng thường gặp của bệnh nhân tiểu đường.
+ Trên thực tế, dù là bất kì bữa ăn nào bạn cũng đều phải ăn muối, nếu như cắt hoàn toàn lượng muối, thì cơ thể bạn rất dễ kéo theo rất nhiều những căn bệnh khác nữa. Vì vậy cắt giảm chứ không phải loại bỏ. Nhưng phương pháp nấu ăn thông thái nhất là thay vì hấp thụ muối tinh hãy hấp thụ muối có trong thực phẩm.

Ăn ít muối giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, cao huyết áp

Ăn ít muối giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, cao huyết áp

4.Bỏ hẳn thuốc lá

+ Hút thuốc gây kháng insulin, và làm tăng nguy cơ bệnh.
+ Khi lượng đường cao trong máu cao sẽ gây tổn thương cho các động mạch làm sựu lưu thông máu không được bình thường.

5.Không ăn thịt đỏ

+ Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có lượng chất béo cao có thể gây ra tiểu đường.
+ Tuy vậy, điều này không có nghĩa là bạn phải loại bỏ thịt đỏ hoàn toàn thịt đỏ khỏi thực đơn, nhưng hãy tiêu thụ ở mức điều độ và được cho phép.
+ Và quan trọng là hàm lượng sắt có trong thịt đỏ là chất gây tổn thương đến các tế bào sản xuất insulin.

Qua bài viết này của tinhlasen.com, chúng tôi hy vọng đã giải đáp phầ n nào thắc mắc của các bạn về bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì. Các bạn nên tìm hiểu và thay đổi lối sống, cách sinh hoạt để đảm bảo không bị nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này nhé.