8 Tác dụng của cây ngải cứu với sức khỏe Tác dụng của cây ngải cứu được ghi trong sách y học cổ truyền là một cây thuốc với đa dạng tính năng và công dụng cho mọi người. Tác dụng của cây ngải cứu dùng để làm rau ăn, hay thức ăn kèm cùng […]

8 Tác dụng của cây ngải cứu với sức khỏe

Tác dụng của cây ngải cứu được ghi trong sách y học cổ truyền là một cây thuốc với đa dạng tính năng và công dụng cho mọi người.
Tác dụng của cây ngải cứu dùng để làm rau ăn, hay thức ăn kèm cùng với những món ăn khác, ngải cứu còn dùng để làm thuốc, nó là một vị thuốc bình thường nhưng tác dụng mang lại cho sức khỏe lại không thua kém bất cứ cây thuốc quý nào.
Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, cây có mùi thơm nồng, hơi hăng, vị hơi đắng nhưng dễ chịu, tùy theo mùa mà vị đắng cũng khác nhau. Ngải cứu đa dạng là vì nó có thể dùng để chế biến thành nhiều các món ăn khác nhau, hoặc được sao khô lên để làm thuốc.
Dù dùng với bất kì mục đích nào thì cây ngải cứu cũng có tác dụng với sức khỏe người dùng.

I. Một số tác dụng của cây ngải cứu?

Một số tác dụng của cây ngải cứu?

Một số tác dụng của cây ngải cứu?

1. Làm thuốc điều kinh:
Phụ nữ đang trong thời kì hành kinh, trước hành kinh và những người bị rối kinh, trễ kinh, đau bụng kinh đều có thể sử dụng ngải cứu để điều hòa lại kinh nguyệt của mình.
Cách dùng như sau:
– Với người đau bụng kinh:
+ Đau bung vào những ngày hành kinh khiến cho các chị em không thể tập chung làm việc, học tập và bỏ lỡ nhiều niềm vui trong cuộc sống
+ Trước ngày hàng kinh khoảng 1 tuần, bạn lấy khoảng 6-12g, số lượng có thể tùy vào nhu cầu của người dùng (tuy nhiên không nên dùng quá liều sẽ gây ra những phản ứng phụ), đem sắc với nước hoặc hãm với nước sôi giống như cách mà bạn vẫn hãm trà xanh. Uống liên tục trong vòng 1 tuần, hoặc tới ngày hành kinh
+ Uống ngày 3 lần.
+ Nếu bạn không có sẵn lá ngải cứu tươi có thể pha bột ngải cứu uống hoặc uống dạng cao, vẫn sẽ có tác dụng như nhau.
– Với người kinh nguyệt không đều:
+ Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cho biết có thể cơ thể của bạn đang gặp trục trặc, hơn thế nó còn gây hoang mang trong tâm lý cho các chị em.
+ Chữa loạn kinh bằng ngải cứu là cách đã được rất nhiều người sử dụng và kiểm chứng hiệu quả.
+ Với những người rối kinh thì không cần uống nước ngải trước ngày kinh 1 tuần, mà chỉ cần uống vào những ngày bắt đầu kỳ kinh và kéo dài suốt cả chu kì.
+ Bạn lấy 10g lá ngải cứu đã được phơi khô dưới điều kiện không có ánh sáng mặt trời, thêm vào 200 ml nước (cho ngập lá), và sắc cho thuốc cô lại còn 100 ml, cuối cùng bỏ vào chút đường để uống (Nếu bạn có thể uống luôn thì không cần cho đường), uống làm 2 lần/ngày.
+ Bạn có thể uống với liều lượng gấp đôi, tuy nhiên cũng chỉ uống 2 lần/ngày.
+ Sau 1-2 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay, ngải cứu sẽ giúp bạn đỡ mệt trong thời gian của chu kì, máu kinh đỏ và ít hơn.

cây ngải cứu
2. Ngải cứu giúp an thai:
– Từ xa xưa, khi y học chưa phát triển như bây giờ, dân gian vẫn dùng lá ngải cứu chữa đau bụng ra máu cho mẹ bầu. Liều dùng như sau:
+ Lấy 1 lượng ngải cứu và tía tô bằng nhau (tối đa 20g), sắc cùng với 600ml nước, sắc đặc tới khi chỉ còn 1 miệng bát ăn cơm nhỏ. Và chia làm 3-4 lần cho thai phụ uống hằng ngày. Bài thuốc an thai này có tác dụng cực kì hiệu quả.
+ Ngải cứu không có tác dụng kích thích tới tử cung của người mẹ nên không gây sảy thai và không ảnh hưởng tới thai nhi.
3. Sơ cứu vết thương: Những vết thương ngoài da, và những người bị chảy máu quá nhiều mà khó cầm máu chỉ cần ấy lá ngải cứu tươi giã nát, hoặc nhai nát, thêm vào 1 chút muối rồi đắp lên vết thương sẽ cầm máu nhanh chóng, đồng thời giảm triệu chứng đau nhức do viết thương gây ra, thúc đảy quá trình mọc da non mà không để lại sẹo.
4. Trị mụn, mẩn ngứa: Giã nát lá ngải cứu tươi rồi dắp lên vùng da bị mụn, mẩn.
Cách này áp dụng cả với trẻ em bị hăm, bị mẩn ngứa.
5. Chữa chúng đau thần kinh tọa,đau nhức buốt tại những khớp xương, đau đầu hoa mắt:
+ Ngải cứu giã nát trộn với mật ong, vắt lấy nước uống hằng ngày.
+ Uống liên tục trong 1-2 tuần.
6. Thúc đẩy quá trình lưu thông máu lên não:
+ Lá ngải cứu tươi cắt nhỏ, cho vào bát rồi đánh tan đều với 1 quả trứng gà, chỏ thêm hạt nêm hạt nêm cho vừa miệng, rán lên ăn.

7. Dùng cho người suy nhược cơ thể và kém ăn:
Nguyên liệu và cách làm:
+ 200gam lá ngải cứu
+ 2 quả lê
+ 20gam câu kỷ tử
+ 10gam đinh quy
+ 1 con gà ri nhỏ
+ Gà, lê cùng các nguyên liệu cho vào 1 nồi, hầm với 0,5 lít nước
+ Ngày 5 lần.
+ Ăn liên tục 1-2 tuần.
8. Chữa cảm cúm, ho, đau đầu do dây thần kinh rất tốt:
+ Những nguyên liệu cần chuẩn bị là: ngải cứu, khuynh diệp, lá bưởi/chanh/cam,..
+ Nấu trong 2 lít nước..

II.Tác dụng của cây ngải cứu chữa cảm, ốm:

Ngải cứu giúp giải độc cơ thể, đẩy những chất độc hại tích tụ ra ngoài. Chính vì thế những người ốm, người bị cảm chỉ cần ăn ngải cứu kết hợp với xông hơi bằng ngải cứu sẽ rất nhanh khỏi bệnh.
Chúc các bạn mạnh khỏe!

Save

Save