Việc cân bằng được hàm lượng axit và kiềm trong cơ thể là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể đạt được và duy trì một sức khỏe thật tốt. Vậy bạn đã biết sự mất cân đối axit – kiềm có thể khiến cơ thể đối mặt với bệnh ung thư và […]
Việc cân bằng được hàm lượng axit và kiềm trong cơ thể là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể đạt được và duy trì một sức khỏe thật tốt. Vậy bạn đã biết sự mất cân đối axit – kiềm có thể khiến cơ thể đối mặt với bệnh ung thư và điều này hầu hết đều xuất phát từ thói quen ăn uống, thói quen chế biến hàng ngày?
1. Độ pH đối với cơ thể
Vào năm 1931, một nhà khoa học đoạt giải Nobel – Otto Warburg với nghiên cứu 90-95 % các loại ung thư hình thành từ axit dư thừa trong cơ thể. Thang điểm của pH dao động từ 0 đến 14.
– Nếu pH = 7 thì được xem là trung tính, không phải môi trường axit và cũng không phải môi trường kiềm.
– Nếu pH < 7 thì được xem là tình trạng axit
– Nếu pH > 7 thì được xem là tình trạng kiềm.
Để cơ thể phát triển khỏe mạnh thì các chất trong máu cần duy trì ở mức kiềm nhẹ (khoảng 7.4). Nếu pH trong máu ít hơn quá nhiều hơn mức này thì chắc chắn bạn sẽ bị bệnh. Quá nhiều axit trong máu mãn tính sẽ khiến môi trường cơ thể bị giảm nồng độ oxy, hại khuẩn phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư và bướu (khối u) hình thành và phát triển. Một số ít bệnh nhân mắc bệnh mãn tính có độ pH trong máu là kiềm cao, còn lại phần đông là do axit cao. Điều này đã được kiểm chứng ở hầu hết những người bệnh ung thư.
Khi axit tiếp tục được tích trữ mà cơ thể không thể đào thảo hoặc trung hòa thì bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe nặng nhất là tới tử vong. Các vấn đề đó có thể là lão hóa nhanh, mất khoáng dự trữ trong cơ thể, giảm nồng độ oxy trong máu, người mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, rối loạn nội tiết tố, dễ chảy máu, hay rụng tóc,…
Thận và da là hai bộ máy có chức năng đào thải axit dư thừa ra bên ngoài. Bởi vậy, chúng có thể chịu ảnh hưởng khi hàm lượng axit đào thải quá cao. Khi nồng độ axit tích tụ ở thận, đường tiểu bị viêm người bệnh sẽ có cảm giác đau, rát, nóng khi đi tiểu. Không chỉ ở thận mà bạn cũng có thể phải đối mặt với viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, các mô bị hư hỏng.
Tế bào bạch huyết có chức năng tấn công và tiêu diệt các hại khuẩn xâm nhập. Nhưng khi cơ thể ở trạng thái axit, hoạt động sản sinh tế bào bạch huyết bị suy yếu từ đó khiến hệ miễn dịch kém, tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn, bệnh tật sinh sôi và phát triển.
Độ pH của máu ở tình trạng axit sẽ làm giảm lượng oxy trong máu, các vi sinh vật có hại phát triển rất nhanh trong điều kiện này. Năm 1931, Tiến sĩ Otto Warburg đã được trao giải Nobel nhờ khám phá ra các tế bào ung thư không thể tồn tại, sinh sôi trong môi trường giàu có oxy.
2. Cách xác định độ pH
Có hai phương pháp để xác định độ pH đó là thử máu hoặc sử dụng giấy quỳ đo pH.
– Thử máu để đo pH: Bạn cần đến gặp , lấy máu tại tĩnh mạch và chờ xét nghiệm.
– Sử dụng giấy quỳ đo pH: Bạn có thể mua các loại giấy quỳ để tự đo pH tại nhà. Giấy quỳ sẽ đổi màu khi phản ứng với môi trường axit hoặc kiềm. Trong hộp giấy quỳ sẽ có một bảng màu để bạn so sánh, đánh giá độ pH của mình. Ngoài đo pH của máu, bạn cũng có thể đo pH của nước bọt và nước tiểu.
+ Giấy quỳ đổi sang màu đỏ: bạn hãy so sánh ở chỉ số pH vùng axit (nhỏ hơn 7)
+ Giấy quỳ không đổi màu: môi trường trung tính (nằm trong khoảng 7.0 – 7.5)
+ Giấy quỳ đổi sang màu xanh: bạn hãy so sánh ở chỉ số pH vùng kiềm (lớn hơn 7.5)
Bởi độ pH thay đổi liên tục do phản ứng đối với từng loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ nên thời gian tốt nhất để đo pH là buổi sáng sau khi thức dậy, trước khi ăn sáng. Để có nhận định rõ hơn về tình trạng axit-kiềm của cơ thể, bạn nên đo độ pH liên tục trong 5 buổi sáng.
3. Dấu hiệu nhận biết axit trong cơ thể cao
Dưới đây là một số dấu hiệu đơn giản để bạn nhận biết nồng độ axit trong cơ thể đang ở mức cao.
– Xương yếu: Canxi là thành phần chính cần thiết để xương phát triển tuy nhiên, khi nồng độ axit quá cao, cơ thể cần một số khoáng chất nhất định để trung hòa. Lượng khoáng chất này được lấy từ xương rất nhiều bởi vậy xương bạn có dấu hiệu yếu hơn.
– Luôn cảm thấy mệt mỏi: Môi trường axit là điều kiện thuận lợi cho nhiều hại khuẩn sinh sôi, nảy nở. Điều này khiến hệ miễn dịch của bạn gặp rắc rối, sức đề kháng giảm sút sẽ khiến cơ thể mệt mỏi mọi lúc mọi nơi
– Tăng cân: nồng độ axit quá cao cũng được biểu hiện qua trọng lượng cơ thể. Thận và ruột già sẽ tăng cường đào thải axit uric nhưng khi bất lực các mô mỡ sẽ tự động tích lũy axit, từ đó lớp mỡ khó tiêu hơn và khiến bạn bị tăng cân.
– Vấn đề về răng: Axit có sự ảnh hưởng mạnh tới canxi trong răng, nó có thể khiến răng bạn bị ê buốt, xỉn màu, mòn răng. Nếu muốn giữ hàm răng trắng khỏe, bạn nên hạn chế một số thực phẩm có tính axit nhé.
– Da nhợt nhạt: Các vấn đề về da, chất lượng của da cũng chịu sự ảnh hưởng từ nồng độ axit trong cơ thể. Cơ thể đang trong quá trình thải độc tố qua da sẽ gây ra tình trạng trứng cá và phát ban.
– Mất ngủ: Cơ thể có nồng độ axit cao hơn mức bình thường sẽ khiến bạn bồn chồn trong khi ngủ.
– Đau nhức cơ: Axit tồn đọng trong cơ thể khiến các cơ bắp có xu hướng bị co lại từ đó khiến cơ bắp có hiện tượng bị đau nhức.
4. Cân bằng độ pH
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày như quá nhiều đường bột, quá nhiều thực phẩm chứa caffein, đồ ăn bán sẵn, rượu bia, thuốc tăng tưởng thực phẩm đều có thể khiển nồng độ axit tăng mạnh. Bởi vậy, bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng axit của mình tốt hơn nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra thay đổi chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm nước kiềm (nước điện giải hay kiềm hóa nước) để thanh lọc cơ thể.
Nguồn bài viết: http://tinhlasen.com